Vào mùa Đông giá rét, rất nhiều người thường có thói quen ngại đi tiểu nhưng không hề biết rằng việc nhịn tiểu quá lâu có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Gây ra những căn bệnh nguy hiểm như Viêm bàng quang, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay Suy thận…

Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây. Để biết về 5 tác hại phổ biến do việc nhịn tiểu lâu vào trời lạnh gây ra nhé.

1. Viêm bàng quang kẽ

Đây là căn bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở những người có thói quen nhịn tiểu lâu. Bởi bàng quang là nơi chứa nước tiểu cuối cùng trước khi được đưa ra ngoài. Chính vì vậy, khi bạn cố nhịn tiểu; nước tiểu sẽ bị giữ lại ở đây. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn (như E.coli hay nấm mốc…) tấn công bàng quang. Gây viêm loét và đau đớn ở bàng quang khi giữ nước tiểu.

Nhịn tiểu kéo dài có thể gây viêm bàng quang kẽ
Nhịn tiểu kéo dài có thể gây viêm bàng quang kẽ

Nếu ai mắc phải căn bệnh này sẽ có nhu cầu muốn đi tiểu nhiều hơn, nhưng khối lượng nước tiểu lại nhỏ hơn người bình thường. Và biểu hiện ra bên ngoài thông qua các triệu chứng dễ nhận biết như buồn tiểu liên tục, đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, phần xương chậu đau đớn, âm ỉ…

Hiện tại, vẫn chưa có cách chữa căn bệnh này và chỉ có một vài phương pháp điều trị nhỏ để làm giảm bớt triệu chứng. Do đó, bạn hãy sửa ngay thói quen nhịn tiểu quá lâu để cải thiện tình trạng bệnh là tốt nhất.

2. Mất cảm giác buồn tiểu

“Buồn tiểu” là cảm giác được sinh ra khi bàng quang đầy (trung bình từ 300-350ml). Sau khi não bộ nhận được tín hiệu từ bàng quang. Nó sẽ phản hồi một tín hiệu thông qua tủy sống; báo rằng bạn cần đi tiểu. Nếu bạn không muốn đi tiểu; não bộ sẽ điều khiển cơ thành bàng quang giãn ra và tiết ra một chất giúp kìm hãm cảm giác buồn tiểu.

Tuy nhiên, chính điều này sẽ làm giảm khả năng nhận biết được khi nào bạn buồn tiểu. Và khi não không nhận thức được lúc nào bạn cần đi tiểu thì việc tiểu không tự chủ hay “đái dầm” hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy nên, để tránh tình trạng này xảy ra thì bạn cần nhớ đi tiểu ngay khi có nhu cầu.

3. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ảnh hưởng từ đường tiết niệu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang và lây lan sang đến cả thận thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cao do niệu đạo ngắn hơn.

Tuy nhiên, bệnh này nếu xuất hiện ở nam giới thì hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng. Một vài dấu hiệu phổ biến của căn bệnh này có thể kể đến như nước tiểu đục hay có màu máu, có cảm giác nóng rát, sốt nhẹ khi đi tiểu, thường xuyên buồn tiểu…

Nhịn tiểu lâu sẽ gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu
Nhịn tiểu lâu sẽ gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu

Khi gặp các triệu chứng này thì bạn cần đi kiểm tra sức khoẻ ngay để xem có phải mình đã mắc bệnh liên quan đến thận hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay không.

4. Sỏi thận, sỏi bàng quang

Việc nhịn tiểu không chỉ tạo cơ hội có viêm nhiễm xảy ra, mà nó còn là cơ hội tuyệt vời cho các tinh thể hay chất cặn lắng đọng lại trong hệ tiết niệu (bàng quang, thận). Phát triển thành sỏi ở nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Nguyên nhân hình thành bệnh này là do cơ thể mất cân bằng lượng muối, nước, chất khoáng và các chất khác trong nước tiểu.

Nhiều người vẫn không hề biết mình đã mắc bệnh cho đến khi họ đi tiểu. Bởi lúc đi tiểu viên sỏi sẽ chà sát vào thành bàng quang hoặc thận, gây ra những vết xước. Dẫn đến cảm giác đau đớn, ra máu và gây buồn nôn.

5. Suy thận

Đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Bởi suy thận đồng nghĩa với việc thận của bạn sẽ không thể lọc các độc tố và chất thải ra khỏi máu. Nếu thận không được lọc thì mức độ chất thải tích tụ lại trong máu có thể gây ảnh hưởng đến các thành phần hoá học của máu.

Nhịn tiểu gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, lâu dần sẽ gây ra suy thận

Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể suy nhược và yếu đi. Việt nhịn tiểu cũng góp phần không nhỏ gây ra hiện tượng trên. Bởi khi nước tiểu bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể, sẽ làm áp lực lên thận tăng cao. Khiến nó không thể hoạt động như bình thường, yếu đi nhanh chóng và mất dần chức năng. Do vậy, tốt nhất bạn không nên nhịn tiểu, trừ trường hợp cấp bách. Nếu không hệ quả sẽ không lường.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, độc giả đã hiểu hơn về những tác hại do nhịn tiểu quá lâu gây ra và có hướng thay đổi thói quen của mình để có một cuộc sống tốt hơn.