Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người trưởng thành chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết về những rắc rối của căn bệnh này cũng như những nguy hiểm do bệnh gây ra.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là bệnh thường gặp nhất ở đường tiết niệu, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới (10.34%) cao hơn rất nhiều so với nữ giới (6.62%). Đây là hiện tượng những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Viên sỏi có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm.

Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Ngoài ra còn có các dạng sỏi thận khác như Sỏi canxi, Sỏi axit uric, Sỏi cystin, Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng.

Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là tình trạng lắng cặn tạo thành những viêm sỏi ở thận

Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, sỏi thận có thể di chuyển sang các bộ phận khác của hệ tiết niệu gây ra những rắc rối không hề nhỏ. Thường gặp nhất là cản trở đường tiểu làm ứ đọng nước tiểu gây tổn thương thận, nhất là khi có nhiễm khuẩn đường tiểu đi kèm.

Cần lưu ý, khi người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm đài bể thận cấp tính, cần phải đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, sỏi thận còn có thể biến chứng gây Suy thận, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể như tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh.

Đối tượng nào dễ bị sỏi thận?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh sỏi thận, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh thường gặp nhất ở người lớn tầm 40 tuổi trở lên. Đặc biệt là những đối tượng dưới đây có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả, bao gồm:

  • Nam giới bị Phì đại tuyến tiền liệt
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát
  • Ăn rau quá nhiều
  • Ăn quá nhiều thịt

Đây là căn bệnh đặc biệt, khi bước qua tuổi 50 thì có hơn 50% nam giới mắc phải căn bệnh này. Nó khiến cho chít hiệu niệu đạo, khiến nước tiểu bị ứ đọng lại trong bàng quang quang và thận khiến tạo điều kiện cho các khoáng chất tích tụ lại với nhau tạo thành sỏi.

Vì thế mọi người cần hết sức chú ý để tránh bệnh sỏi thận phát triển. Trong một số trường hợp sỏi thận, nhiều viên sỏi không gây đau đớn cho người mắc. Vì thế mà nhiều bệnh nhân đã không phát hiện ra bệnh.

Tuy nhiên, sỏi ở trong đường tiết niệu và ngăn cản dòng chảy của nước tiểu, điều này có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu. Vì thế, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị sỏi thận mà không biết.

Các loại rau như cải bó xôi, củ cải đỏ,… chứa nhiều oxalate – chất liên kết với canxi trong ruột và được bài tiết qua nước tiểu. Khi hàm lượng oxalate quá cao, các hóa chất này có thể tập trung trong nước tiểu và dẫn đến hình thành sỏi.

Điều này không có nghĩa phải cắt giảm hoàn toàn các loại rau mà nên cân đối lại, tăng cường các loại rau ít oxalate hơn như cải xoăn, súp lơ,… Ăn quá nhiều thịt gia cầm và thịt đỏ cũng làm tăng nguy cơ bị sỏi.

Một nghiên cứu năm 2014 được trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy những người ăn rau và cá, nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn 30-50% so với những người ăn 100g thịt/ngày. Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tiết niệu năm 2011, phụ nữ béo phì có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn 35% so với những người có thân hình bình thường.

Các nhà nghiên cứu không chắc lý do, tuy nhiên sự thay đổi độ pH trong nước tiểu, gây tích tụ axít uric là nguyên nhân hình thành sỏi thận.

Phòng chống bệnh sỏi thận ra sao?

Để tránh việc sỏi thận sinh sôi và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, mọi người nên chủ động phòng chống bệnh từ sớm bằng những biện pháp đơn giản sau:

  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít một ngày. Đây là cách đơn giản nhất giúp cơ thể đủ nước cũng giúp thận lọc các chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong thận dẫn đến sỏi. (lưu ý hạn chế uống nước vào buổi tối chỉ uống nước khi cần để tránh hiện tượng đi tiểu về đêm)
4 Cách phòng bệnh sỏi thận hiệu quả
4 Cách phòng bệnh sỏi thận hiệu quả
  • Cắt giảm lượng caffeine bằng cách hạn chế ăn, uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá… vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.
  • Giảm lượng muối ăn hàng ngày. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể làm giảm lượng Oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 6-8 gam muối/ ngày để đảm bảo sức khỏe – theo nghiên cứu của Gs. Tomohiro, Nhật Bản.

Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá: Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm này sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận…