Tiểu khó là tình trạng bệnh lý hay gặp ở rất nhiều người, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người cảm thấy lo lắng khi đột nhiên xuất hiện tình trạng tiểu khó. Vậy tiểu khó có nguy hiểm không và làm gì khi bị tiểu khó? Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Tiểu khó là tình trạng như thế nào?

Tiểu khó là tình trạng người bệnh đi vệ sinh rất lâu và phải dùng sức để rặn mạnh mới có thể đi tiểu. Hơn nữa, người bị tiểu khó lại rất hay buồn tiểu, trung bình khoảng 15 – 30 phút sẽ buồn đi tiểu một lần. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy phiền toái và khó chịu.

Tiểu khó có thể dẫn đến các trường hợp:

  • Tiểu không hết: là tình trạng vừa đi tiểu xong nhưng không có cảm giác nhẹ bụng, vùng bụng dưới vẫn nặng và đau tức
  • Tiểu nhiều lần: thường xuyên muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Tia nước tiểu yếu, nhỏ, nước tiểu rớt xuống chân, rặn mạnh mới ra nước tiểu

Đâu là nguyên nhân của tình trạng tiểu khó? 

Muốn đi tiểu bình thường phải có đủ 3 điều kiện:

  • Bàng quang co bóp đủ mạnh
  • Các cơ vòng giãn nở đủ rộng
  • Đường niệu đạo thông thoáng

Nếu thiếu một trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến tình trạng tiểu khó (bí tiểu), làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

 Bàng quang co bóp không đủ mạnh

Bàng quang là một cơ rỗng, có 3 lớp, chịu sự chỉ huy của hệ thần kinh thực vật hay tự chủ, do vậy sự co bóp của bàng quang là hiện tượng phản xạ xảy ra ngoài ý muốn. Khi bàng quang có đủ lượng nước tiểu từ 300 – 400ml sẽ xuất hiện phản xạ muốn đi tiểu. Lúc đó bàng quang sẽ co bóp và tống nước tiểu thoát ra ngoài theo đường niệu đạo.

Bàng quang sẽ không co bóp đủ mạnh trong các trường hợp

  • Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi chấn thương cột sống
  • Thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu.

↪ Các cơ vòng nhẵn không giãn nở 

Nếu bàng quang hoạt động bình thường nhưng các cơ vòng nhẵn (tức là cổ bàng quang) không giãn nở cũng sẽ gây bí tiểu. Nguyên nhân khiến cơ vòng nhẵn không giãn nở là:

  • Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống
  • Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính
  • Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang
  • Chấn thương cột sống khiến não không tác động được vào cơ vòng nữa sẽ gây bí tiểu

Đường niệu đạo không thông thoáng

Niệu đạo mất thông suốt do bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương… cũng sẽ gây bí tiểu.

Có An Niệu đan - Chẳng lo tiểu khó

Sẽ ra sao nếu không điều trị tiểu khó kịp thời?

Người mắc bệnh bí tiểu, nếu chủ quan không điều trị sớm hoặc điều trị không dứt điểm có thể để lại biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm đường tiết niệu: Nước tiểu ứ đọng lâu ngày không được đào thải ra ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm.
  • Suy giảm chức năng thận: Việc bàng quang chứa quá nhiều nước tiểu có thể làm nước tiểu chảy ngược lại vào thận, gây tổn thương thận không hồi phục.
  • Tổn thương bàng quang: Mất khả năng co bóp là tình trạng có thể xảy ra nếu hiện tượng bí tiểu kéo dài. Bởi bàng quang càng chứa nhiều nước không thể thoát ra làm cho bàng quang căng hơn.

Bệnh bí tiểu, khó tiểu cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Vì nếu cứ để tình trạng ứ đọng nước tiểu kéo dài sẽ gây ra sự căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận. Lúc đó sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị tiểu khó

Tiểu khó cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, nước tiểu ứ đọng kéo dài không những gia tăng nguy cơ viêm nhiễm mà còn gây căng trướng hệ tiết niệu, dễ dẫn đến suy thận.

Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh tiểu khó:

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tối thiểu từ 30-45 phút mỗi ngày.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu, nên đi tiểu thường xuyên 2-3 tiếng/ lần.
  • Đối với những người đang mắc những bệnh liên quan đến bàng quang mãn tính cần hạn chế việc ngồi quá lâu, nên vận động và đi lại nhiều hơn.
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt… để có những biện pháp điều trị dứt điểm.

Trong trường hợp tình trạng tiểu khó phát hiện muộn, gây ra nhiều rắc rối, người bệnh cần chủ động đi khám và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ như phẫu thuật TOT, phẫu thuật tuyến tiền liệu, dùng các liệu pháp dân gian…

Tuy nhiên, những giải pháp trên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong quá trình điều trị. Bởi vậy, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn giải pháp chữa bí tiểu.

AN NIỆU ĐAN - GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ ĐẨY LÙI TIỂU KHÓ

An Niệu Đan – Giải pháp AN TOÀN & HIỆU QUẢ hỗ trợ đẩy lùi tiểu khó

An Niệu Đan là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi viện Y học bản địa Việt Nam, chuyên dùng để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu khó, tiểu đêm, tiểu nhiều lần…

Sản phẩm có nguồn gốc 100% thảo dược tự nhiên, trong đó có lá dứa dại, mã đề, cỏ đuôi ngựa… có tác dụng làm thông thoáng đường tiểu, giảm kích thích bàng quang và tăng cường chức năng thận hiệu quả.

Bên cạnh đó, với chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, An Niệu Đan còn đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ đối với người sử dụng.

Nếu độc giả còn bất kỳ câu hỏi gì về tiểu khó hay đặt mua An Niệu Đan vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 0965981876 hoặc gửi câu hỏi xuống bên dưới cho chuyên gia của An Niệu đan nhé.