Viêm đường tiết niệu hiện nay là căn bệnh khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có tỉ lệ người mắc bệnh cao. Một phần nguyên nhân là do sự chủ quan trong việc vệ sinh cá nhân và phần còn lại là do sự thiếu hiểu biết về các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây bệnh, đặc biệt là ở nam giới.
Chính vì vậy, nam giới cần phải hết sức lưu ý và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng bệnh từ sớm.
Nghiên cứu về Viêm đường tiết niệu
Như đã nói ở trên, Viêm đường tiết niệu là một căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, cả nam và nữ nhưng ở nữ thì nhiều hơn. Còn đối với nam giới thì độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là từ 20-35 (Theo số liệu thống kê mới nhất từ Hiệp hội bác sĩ Gia đình của Mỹ năm 2020).

Khác với nữ giới, con đường mắc bệnh Viêm đường tiết niệu cở nam giới chủ yếu là do quan hệ nam nữ không an toàn, hay việc thiếu ý thức trong việc vệ sinh cá nhân gây ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn như E. Coli, Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae… phát triển gây bệnh. Ngoài ra, nam giới mắc bệnh còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Do đàn ông bị Viêm tuyến tiền liệt dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng lên phía trên dẫn đến viêm.
- Do tắc nghẽn đường tiểu ở đàn ông cao tuổi bị Phì đại tuyến tiền liệt, khiến nước tiểu bị ứ đọng lại, không ra hết. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm.
- Do biến chứng của một số bệnh khác như Tiểu đường, Sỏi thận, Sỏi bàng quang và U xơ tuyến tiền liệt.
- Do biến chứng hậu phẫu thuật Phì đại tuyến tiền liệt
- Hay do đặt ống thông tiểu trong một thời gian dài cũng có thể khiến vi khuẩn tích tụ tại ông đầu ống tiểu, rồi lan rộng ra hệ tiết niệu…
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu thể dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu như:
- Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, có cảm giác như kim châm.
- Người bệnh thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít
- Đi tiểu hoặc xuất tinh ra máu
- Đau và nóng rát vùng bụng dưới, lưng
- Sốt cao, âm ỉ, liên tục và thỉnh thoảng tạo thành cơn. Sốt thường không chỉ kéo dài 1-2 ngày mà thường là phải từ 5 ngày trở lên. Nếu không điều trị kịp thời thì sốt còn có thể lâu hơn vì đây là một kiểu viêm ở nội tạng.
Theo các Bác sĩ tại Phòng khám Bác sĩ Đại học Y (225 Trường Chinh), bệnh không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý, đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, chức năng sinh sản, thậm chí tính mạng của người bệnh. Chính vì thể khi có những dấu hiệu của bệnh tốt nhất nam giới cần chủ động xử lý sớm tránh để bệnh biến chứng nghiêm trọng.
Phòng chống bệnh viêm đường tiết niệu ra sao?
Có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu không muốn phải tốn kém tiền bạc cũng như tránh được những rủi ro từ bệnh Viêm đường tiết niệu. Đàn ông cần phải thực hiện ngay 6 điều dưới đây:
- Nam giới cần giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như không gian sống sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn có hại tấn công.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày có thể là nước lọc, nước râu ngô,… để giúp thanh lọc cơ thể, làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ vi khuẩn.
- Tuyệt đối không được nhịn tiểu bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây viêm.

- Sau khi giao ban, nên uống nước và đi tiểu sớm để giảm thiểu khả năng các vi khuẩn có hại tấn công hệ tiết niệu (nên đi tiểu khoảng 10 phút sau khi giao ban)
- Tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi vì nó có thể gây sưng và viêm các cơ quan của hệ tiết niệu
- Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng bằng cách uống các loại nước hoa quả như Cam, nho,… chứa nhiều Vitamin C. Sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng của nam giới, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và sinh sôi.
Để biết thêm thông tin về cách phòng và xử lý khi bị Viêm đường tiết niệu. Hãy gọi ngay đến Tổng đài 1800.5623 để được các chuyên gia giải đáp thêm nhé.